Kế hoạch chiến lược trường THCS và THPT Tả Sìn Thàng 2016-2020

Trường THCS và THPT Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa được thành lập trên cơ sở sáp nhập trường THPT Tả Sìn Thàng với trường THCS Tả Sìn Thàng từ ngày 01/6/2012. Tiền thân trường được thành lập theo Quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ngày 04/01/2008.
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2016 - 2021
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 2016 - 2021
SỞ GD&ĐT ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THCS-THPT TẢ SÌN THÀNG

 

Số: 241 /KH-THCS&THPTTST
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

Tủa Chùa, ngày 15 tháng 09 năm 2016   
       
 
 
KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS VÀ THPT TẢ SÌN THÀNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 TẦM NHÌN 2025
 
         Trường THCS và THPT Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa được thành lập trên cơ sở sáp nhập trường THPT Tả Sìn Thàng với trường THCS Tả Sìn Thàng từ ngày 01/6/2012. Tiền thân trường được thành lập theo Quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ngày 04/01/2008.
         Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2025 là sự kế thừa và phát triển tiếp kế hoạch chiến lược nhà trường giai đoạn 2009 – 2010 tầm nhìn 2015. Qua đó, nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, viên chức và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS và THPT Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng các trường THPT trong tỉnh, trường THCS và THPT Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa quyết tâm tham gia tích cực vào việc xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Tủa Chùa nói riêng và của tỉnh Điện Biên nói chung phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
          I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
          1.1 Đặc điểm tình hình
          1.1.1 Môi trường bên trong
          a. Điểm mạnh
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường: 43; trong đó: BGH: 3, giáo viên: 32, nhân viên: 8.
- Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn;
- Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:  nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Thành tích chính: Là một trường liên cấp THCS và cấp THPT vùng khó có nhiều cố gắng đi lên, được học sinh và phụ huynh học sinh tin cậy. Liên tục nhiều năm được công nhận là Tập thể lao động tiên tiến và Tập thể lao động xuất sắc ;
b. Điểm hạn chế.
- Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu:
+ Đội ngũ giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chưa đồng đều giữa các bộ môn.
+ Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn  mang tính động viên, chưa thực chất, phân công công tác chưa thật sự phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng của một số giáo viên.
- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh. Thậm chí có giáo viên trình độ chuyên môn hạn chế, không tự học, bảo thủ, sự tín nhiệm của học sinh và đồng nghiệp thấp.
- Chất lượng học sinh: Đa số học sinh có học lực yếu, kém, ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt.
- Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, còn thiếu thốn và chỉ đạt mức độ tối thiểu.
- Chất lượng học sinh đầu vào còn thấp, thiếu động cơ, mục đích học tập:
+ Tổng số học sinh: 486
+ Tổng số lớp: 17
            - Kết quả chuyển lớp năm học 2012 – 2013 đạt 97,4%; 2013-2014 đạt 96,3%; 2014-2015 đạt 93,6%; năm 2015-2016 đạt 97,2%.
            - Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 12 : năm học 2012 – 2013 đạt 82.0 %; 2013-2014 đạt 98,3%;  năm 2014-2015 đạt 86%; năm 2015-2016 đạt 93,97%;
            - Tỷ lệ đỗ Đại học, cao đẳng đạt : năm học 2012 – 2013 đạt 7,6%; 2013-2014 đạt 14,7%; Năm 2014-2015 đạt 30.6%, Năm 2015-2016 đạt 37,1%;
- Bồi dưỡng đội tuyển thi HSG : năm 2012-2013 đạt 02 giải khuyến khích; năm 2013-2014 đạt 01 giải KK; 2014-2015 có 16 học sinh tham gia thi nhưng chưa có giải, năm 2015-2016: 01 giải khuyến khích môn Lịch sử.
- Cơ sở vật chất:
+ Phòng học: 13 phòng
+ Phòng thực hành tin học: 01 phòng với 45 máy tính nối mạng;
+ Phòng thực hành: 02 phòng
+ Phòng bộ môn Tiếng Anh (phòng Lab): 01 phòng
+ Phòng Thư viện: 01  phòng
+ Phòng phục vụ: 01 phòng
+ Phòng nội trú: 47 phòng
+ Phòng công vụ cho giáo viên: 21 phòng
- Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại (tuy nhiên chưa đồng bộ, phòng thí nghiệm lý, Hóa, Sinh, phòng thư viện chưa đạt chuẩn, phòng công vụ còn thiếu).
1.1.2 Môi trường bên ngoài:
a. Thời cơ
- Đã có sự tín nhiệm của học sinh và phu huynh học sinh trong khu vực.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá, tốt.
- Nhu cầu giáo dục ở địa phương ngày càng tăng.
b. Thách thức
-  Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Các trường THPT ở khu vực và tỉnh tăng về số lượng và chất lượng giáo dục, khoảng cách ngày càng lớn giữa các trường vùng khó và các trường vùng thuận lợi.
 1.2 Xác định các vấn đề ưu tiên
- Xây dựng cảnh quan, môi trường giáo dục lành mạnh, xanh, sạch, đẹp, thân thiện. Tạo dựng văn hóa học đường tiên tiến học sinh có tính kỷ luật.
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh, đặc biệt chú ý tới sự phù hợp với nhận thức của các đối tượng học sinh;
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý;
- Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy.
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
1. Sứ mệnh
Tạo dựng được môi trường học tập nề nếp, kỷ cương từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, để mỗi học sinh đều có cơ hội được học tập, được phát triển năng lực của bản thân.
2. Tầm nhìn
Đến năm 2025 nhà trường là một trong những trường hàng đầu của huyện Tủa Chùa về chất lượng giáo dục, là một địa chỉ đáng tin cậy để học sinh tin tưởng lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi giáo viên  và học sinh luôn có khát vọng vươn lên.
3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường
3.1. Sự tôn trọng
Chúng tôi luôn xác định mối quan hệ cộng đồng, tôn trọng quyền bình đẳng, xây dựng môi trường lành mạnh,  hợp tác cùng chia sẻ khó khăn để vượt lên chính mình.
3.2. Sự quan tâm
Chúng tôi luôn luôn quan niệm phải quan tâm đến từng học sinh, giúp mỗi học sinh đều tiến bộ trong học tập, rèn luyện với một thái độ lịch sự, nhã nhặn, chân thành. Mỗi thành viên trong tập thể nhà trường, chúng tôi cố gắng mang những gì tốt đẹp nhất của mình chia sẻ cho học sinh .
3.3. Tinh thần trách nhiệm
Nhà trường luôn nhận thức được nhiệm vụ, trách nhiệm, danh dự của chúng tôi trên mọi hoạt động giáo dục, mọi hành động cư xử với đồng nghiệp, với học sinh, cũng như với toàn xã hội.
3.4. Nuôi dưỡng say mê
Chúng tôi luôn tạo hứng thú, niềm đam mê trong học tập và các hoạt động giáo dục trong nhà trường cho học sinh .
3.5. Đổi mới, sáng tạo
Chúng tôi luôn đổi mới chính mình, luôn trau dồi kiến thức mới, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin một cách sáng tạo trong môi trường làm việc.
Chúng tôi đồng tâm vươn lên, vượt qua mọi thử thách, bằng đạo đức nghề nghiệp, bằng cái nhìn hiện đại, bằng sự kiên định với các mục tiêu đề ra, bằng sức mạnh của lòng nhiệt tình, xây dựng nhà trường lớn mạnh, xây dựng lòng tự hào cho tất cả đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường.
3.6. Coi trọng hiệu quả
Chúng tôi luôn xác định chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục trong từng năm học. Được đánh giá và rút kinh nghiệm qua từng năm.
3.7. Hướng tới chuyên nghiệp
Chúng tôi quyết tâm vượt mọi khó khăn, tập chung thời gian,nguồn lực, nhân lực, vật lưc. Định hướng cho học sinh, phát huy những năng lực sở trường để vươn tới những đỉnh cao mới.
III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
1.. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
- Mục tiêu đến 2018: Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, đạt chuẩn, đủ thiết bị dạy học, chất lượng giáo dục ổn định.
- Mục tiêu đến năm 2020: Nhà trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục và đạt các tiêu chí trường chuẩn quốc gia mức độ 3.
- Mục tiêu đến năm 2025: Nhà trường là một địa chỉ tin cậy về chất lượng giáo dục đối với nhân dân Tủa Chùa. Học sinh nhà trường thanh lịch, tích cực. Môi trường văn hóa giáo dục thân thiện.
2. Chỉ  tiêu
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.
- 100% CB,GV,NV sử dụng thành thạo máy tính.
- Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 40% .
- Có trên 12% cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó có ít nhất 02 người trong Ban Giám hiệu có trình độ sau Đại học.
- Phấn đấu 70% tổ chuyên môn có giáo viên đạt trình độ sau Đại học, trong đó tổ trưởng chuyên môn có trình độ sau Đại học.
2.2. Học sinh
- Qui mô
          + Lớp học: 15 à 16 lớp.                     + Học sinh: 500 học sinh.
- Chất lượng học tập
     + Trên 20% học lực khá, giỏi (5% học lực giỏi)
+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 25% ; không có học sinh kém. 
+ Thi đỗ Đại học, Cao đẳng: Trên 10 %.
+ Thi học sinh giỏi cấp tỉnh: 20 giải trở lên /năm.
- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.
          + Chất lượng đạo đức: 70% hạnh kiểm khá, tốt.
          + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
2.3. Cơ sở vật chất
- Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được đầu tư, sửa chữa nâng cấp và xây mới, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.
- Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng đa năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.
- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp – An toàn”
3. Phương châm hành động
“Chất lượng giáo dục là tài sản lớn nhất của nhà trường”
IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục; kế toán, nhân viên thiết bị.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng site, kho học liệu điện tử, thư viện điện tử…Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc, có kế hoạch tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, CNV mua sắm máy tính cá nhân và các thiết bị công nghệ phục vụ cho công tác
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, tổ công tác công nghệ thông tin
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.
- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.
- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.
+ Nguồn lực tài chính:
 - Ngân sách Nhà nước.
 - Ngoài ngân sách “ Từ xã hội, PHHS…”
           + Nguồn lực vật chất:
- Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.
- Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy -  học.
    Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Hội CMHS.
6. Xây dựng thương hiệu
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.
- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, CNV, học sinh và PHHS.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.
VI. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2016 – 2018
- Giai đoạn 2: Từ năm 2018 -  2020
- Giai đoạn 3: Từ năm 2020 - 2025
4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
5. Đối với các Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
6. Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
V. KẾT LUẬN:
1. Kế hoạch chiến lược là một văn bản có giá trị định hướng cho sự xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường đúng hướng trong tương lai; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong từng kế hoạch hàng năm.
2. Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể CB-GV-NV và học sinh nhà trường xây dựng cho mình một thương hiệu, địa chỉ giáo dục đáng tin cậy.
3. Trong thời kỳ hội nhập, có nhiều sự thay đổi kinh tế xã hội, kế hoạch chiến lược của nhà trường tất nhiên sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung. Tuy nhiên bản KHCL này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững.
VI. KIẾN NGHỊ:
- Đối với tỉnh Điện Biên: Quan tâm đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất và kinh phí tổ chức, hoạt động phù hợp với thực tế của trường
- Đối với huyện Tủa Chùa: Quan tâm tuyên truyền, quảng bá về trường trong nhân dân địa phương, tạo điều kiện để nhà trường tổ chức tốt các hoạt động giáo dục.
- Đối với Sở GD&ĐT:Tham mưu với tỉnh tạo mọi điều kiện để trường thực hiện KHCL đã đề ra; chỉ đạo, giúp đỡ trường về cách tổ chức và thực hiện
- Đối với trường: Tất cả CB-GV-NV và học sinh quán triệt đầy đủ KHCL đã xây dựng và quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch, xây dựng nhà trường xứng đáng với Sứ mệnh, tầm nhìn và hệ thống giá trị cơ bản đã đề ra.
                                                              
                                                                                                                                         Tủa Chùa, ngày 15 tháng 9  năm 2016
                                                                                                                                                      KT. HIỆU TRƯỞNG
 
                                                                                                                                                              (Đã ký)
 
     
                                                                                                                                                       Trần Huy Hoàng
 
 
 

Tác giả bài viết: Trần Huy Hoàng

Nguồn tin: Trường THCS-THPT Tả Sìn Thàng:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết web

 

 

 

Văn bản mới

Quyết định số 473/QĐ-TST

Quyết định công khai tài chính Quý 3 năm 2023

Lượt xem:367 | lượt tải:96

QĐ 320/QĐ-TST ngày 03/7/2023

Quyết định công khai ngân sách quý 2/2023

Lượt xem:378 | lượt tải:82

Quyết định số 150/QĐ-TST

Báo cáo công khai quý 1- 2023

Lượt xem:339 | lượt tải:148

92

Kế hoạch truyền thông Tả Sìn Thàng năm 2023

Lượt xem:762 | lượt tải:140
Tìm kiếm tài liệu

Thông tin thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay1,282
  • Tháng hiện tại61,070
  • Tổng lượt truy cập2,817,610
TRƯỜNG THCS VÀ THPT TẢ SÌN THÀNG
Địa chỉ: xã Tả Sìn Thàng, huyện Tủa chùa, tỉnh Điện Biên
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Huy Hoàng - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường

Email: thcsvathpttasinthang@gmail.com
Điện thoại liên hệ: 02153508663 - 02156518518
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây