Tham luận: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH.
- Thứ hai - 20/10/2014 13:47
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong cuộc sống hiện nay, học sinh trung học phổ thông đang phải đối mặt với biết bao thách thức và nguy cơ: Lối sống vô tâm, ích kỷ, khép mình, xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, dễ sa ngã trước những cám dỗ của đồng tiền, lối sống không lành mạnh, nhiều tệ nạn xã hội...Theo một số nghiên cứu của các nhà tâm lý thì ở lứa tuổi này các em luôn có nhu cầu tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ, không phân biệt nó là tốt hay xấu, điều đó càng bị cấm càng hấp dẫn. Đây cũng là giai đoạn tuổi vị thành niên nên các em bắt đầu phát triển tình yêu nam, nữ , tò mò, nhiều phương tiện thông tin đại chúng như phim ảnh, internet không lành mạnh đã dẫn đến các quan hệ không đúng mực trong quan hệ khác giới. Ở lứa tuổi này các em đang chịu áp lực rất lớn từ phía bố mẹ, thầy cô trong học hành, thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần. Các em hay thần tượng hóa một số ngôi sao, một số người nổi tiếng, chưa định hình được nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình vì vậy phần đa các em chưa đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nghành nghề, thích được khẳng định rằng mình đã lớn, thích bộc lộ cái tôi cá nhân….
Học sinh trường THCS-THPT Tả Sìn Thàng hầu hết là con em các dân tộc thiểu số, từ vùng sâu vùng xa xuống học tập và sinh hoạt tập thể, mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân…
Hiểu được vai trò quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh cho nên nhà trường đang đưa ra rất nhiều hoạt động đa dạng và phong phú nhằm triển khai sâu, rộng và có hiệu quả kỹ năng sống có giá trị nhân văn của học sinh các dân tộc thiểu số. Và một trong số các giải pháp mà nhà trường cần tăng cường và áp dụng đó là:
1. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lồng ghép vào các môn học như : Văn học,Lịch Sử, Sinh học, GDCD…..
2. Tăng cường tổ chức các buổi trao đổi về một số kỹ năng hay nhóm kĩ năng sống chủ yếu:giao tiếp, ứng xử văn hoá và quan hệ với mọi người; Kĩ năng tư duy tích cực và có được quyết định đúng đắn; Kĩ năng ứng phó trong mọi tình huống và biết kiềm chế. Giúp các em biết xây dựng kế hoạch; bảo vệ và tự bảo vệ trong đó có tính mạng và sức khoẻ trước những hiểm hoạ về tai nạn, về ma tuý, về bạo lực, về xâm hại đời sống tinh thần và thể chất ...
3. Việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số là một quá trình và là sự kết hợp của tất cả tập thể hội đồng cán bộ giáo viên trong nhà trường. Khi các em bước vào ngôi trường này thì các em đã được giáo dục những kỹ năng tối thiểu nhất từ các thầy cô, giáo viên chủ nhiệm trong các giờ sinh hoạt lớp như: Cách chào hỏi các thầy cô, cán bộ công nhân viên trong nhà trường, cách xưng hô, cách giao tiếp không nói trống không…, không dùng từ địa phương…cách sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở khoa học, sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, cách hòa mình trong cuộc sống tập thể, cách tự học tập thể và đặc biệt cách tôn trọng bản sắc của mỗi dân tộc trong cuộc sống cộng đồng đa sắc màu dân tộc…
4. Cần xây dựng những hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp giúp các em xây dựng tinh thần đoàn kết. Ngoài ra các hoạt động Đoàn cũng giúp cho các em tự thiết lập, xây dựng các chương trình hoạt động, hòa đồng và tự tin trong cuộc sống. Các em sẽ được học một số kỹ năng để tham gia vào hoạt động tập thể dễ dàng hơn như tham gia các lễ hội: Tết của người dân tộc Mông, Chào năm mới, các hội diễn văn nghệ, các chương trình thi trình diễn trang phục các dân tộc, Thi người đẹp văn hóa các dân tộc, thi Học sinh thanh lịch, Các em được tham gia các buổi ngoại khóa về phòng chống các căn bệnh thế kỷ, phòng chống tệ nạn xã hội…
5. Cần đổi mới phương pháp giảng dạy cũng đang là một hướng đi nhằm tăng cường lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong trường học: Sử dụng giáo án điện tử,giáo cụ trực quan sinh động, các hình thức tổ chức thảo luận, chơi trò vận động ngoài trời. Với các bộ môn văn học giáo viên có thể giúp các em tìm ra khái niệm bài học dựa trên cảm nhận các bài hát, truyện cười, các tác phẩm văn học – nghệ thuật, đóng kịch, đố vui. Các bộ môn khác được thực hành giải quyết tình huống…các em sẽ tự suy ngẫm rút ra ý nghĩa bài học. Các em sẽ được học các giá trị cơ bản trước, sau đó sẽ học các kĩ năng dựa trên các giá trị này. Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm hình thành cho các em cách tư duy linh hoạt, phong thái tự tin khi hòa nhập với cộng đồng ,đồng thời giúp các em sống nhân văn, biết yêu thương và có trách nhiệm hơn với những người xung quanh và với chính bản thân mình.
Rèn luyện kĩ năng sống trong nhà trường là một nội dung hết sức quan trọng, giúp các em học sinh tự tin hơn, ứng xử có văn hóa, ý thức chung sống trong cộng đồng thực sự thân thiện,giải quyết hợp lý các tình huống mâu thuẫn, xung đột.Chính các em là người biết lên tiếng, biết bảo vệ lẽ phải,có thái độ lên án và kiên quyết bài trừ mọi hành vi bạo lực. Các em sẽ chủ động nhiều hơn trong cuộc sống của chính mình. Tuy nhiên để giáo dục kỹ năng sống rất cần sự chung tay, chung sức của tất cả gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội để các em học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiềm năng của nước nhà trong tương lai.
Trên đây là bản tham luận về giải pháp và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh của nhà trường. Bản tham luận chắc hẳn còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy cô để bản tham luận được hoàn thiện và áp dụng sâu rộng trong nhà trường. Xin chân thành cảm ơn.
Học sinh trường THCS-THPT Tả Sìn Thàng hầu hết là con em các dân tộc thiểu số, từ vùng sâu vùng xa xuống học tập và sinh hoạt tập thể, mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân…
Hiểu được vai trò quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh cho nên nhà trường đang đưa ra rất nhiều hoạt động đa dạng và phong phú nhằm triển khai sâu, rộng và có hiệu quả kỹ năng sống có giá trị nhân văn của học sinh các dân tộc thiểu số. Và một trong số các giải pháp mà nhà trường cần tăng cường và áp dụng đó là:
1. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lồng ghép vào các môn học như : Văn học,Lịch Sử, Sinh học, GDCD…..
2. Tăng cường tổ chức các buổi trao đổi về một số kỹ năng hay nhóm kĩ năng sống chủ yếu:giao tiếp, ứng xử văn hoá và quan hệ với mọi người; Kĩ năng tư duy tích cực và có được quyết định đúng đắn; Kĩ năng ứng phó trong mọi tình huống và biết kiềm chế. Giúp các em biết xây dựng kế hoạch; bảo vệ và tự bảo vệ trong đó có tính mạng và sức khoẻ trước những hiểm hoạ về tai nạn, về ma tuý, về bạo lực, về xâm hại đời sống tinh thần và thể chất ...
3. Việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số là một quá trình và là sự kết hợp của tất cả tập thể hội đồng cán bộ giáo viên trong nhà trường. Khi các em bước vào ngôi trường này thì các em đã được giáo dục những kỹ năng tối thiểu nhất từ các thầy cô, giáo viên chủ nhiệm trong các giờ sinh hoạt lớp như: Cách chào hỏi các thầy cô, cán bộ công nhân viên trong nhà trường, cách xưng hô, cách giao tiếp không nói trống không…, không dùng từ địa phương…cách sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở khoa học, sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, cách hòa mình trong cuộc sống tập thể, cách tự học tập thể và đặc biệt cách tôn trọng bản sắc của mỗi dân tộc trong cuộc sống cộng đồng đa sắc màu dân tộc…
4. Cần xây dựng những hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp giúp các em xây dựng tinh thần đoàn kết. Ngoài ra các hoạt động Đoàn cũng giúp cho các em tự thiết lập, xây dựng các chương trình hoạt động, hòa đồng và tự tin trong cuộc sống. Các em sẽ được học một số kỹ năng để tham gia vào hoạt động tập thể dễ dàng hơn như tham gia các lễ hội: Tết của người dân tộc Mông, Chào năm mới, các hội diễn văn nghệ, các chương trình thi trình diễn trang phục các dân tộc, Thi người đẹp văn hóa các dân tộc, thi Học sinh thanh lịch, Các em được tham gia các buổi ngoại khóa về phòng chống các căn bệnh thế kỷ, phòng chống tệ nạn xã hội…
5. Cần đổi mới phương pháp giảng dạy cũng đang là một hướng đi nhằm tăng cường lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong trường học: Sử dụng giáo án điện tử,giáo cụ trực quan sinh động, các hình thức tổ chức thảo luận, chơi trò vận động ngoài trời. Với các bộ môn văn học giáo viên có thể giúp các em tìm ra khái niệm bài học dựa trên cảm nhận các bài hát, truyện cười, các tác phẩm văn học – nghệ thuật, đóng kịch, đố vui. Các bộ môn khác được thực hành giải quyết tình huống…các em sẽ tự suy ngẫm rút ra ý nghĩa bài học. Các em sẽ được học các giá trị cơ bản trước, sau đó sẽ học các kĩ năng dựa trên các giá trị này. Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm hình thành cho các em cách tư duy linh hoạt, phong thái tự tin khi hòa nhập với cộng đồng ,đồng thời giúp các em sống nhân văn, biết yêu thương và có trách nhiệm hơn với những người xung quanh và với chính bản thân mình.
Rèn luyện kĩ năng sống trong nhà trường là một nội dung hết sức quan trọng, giúp các em học sinh tự tin hơn, ứng xử có văn hóa, ý thức chung sống trong cộng đồng thực sự thân thiện,giải quyết hợp lý các tình huống mâu thuẫn, xung đột.Chính các em là người biết lên tiếng, biết bảo vệ lẽ phải,có thái độ lên án và kiên quyết bài trừ mọi hành vi bạo lực. Các em sẽ chủ động nhiều hơn trong cuộc sống của chính mình. Tuy nhiên để giáo dục kỹ năng sống rất cần sự chung tay, chung sức của tất cả gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội để các em học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiềm năng của nước nhà trong tương lai.
Trên đây là bản tham luận về giải pháp và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh của nhà trường. Bản tham luận chắc hẳn còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy cô để bản tham luận được hoàn thiện và áp dụng sâu rộng trong nhà trường. Xin chân thành cảm ơn.