Bảo vệ môi trường luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Trong công tác giáo dục học sinh, ngoài việc dạy kiến thức thì các thầy cô giáo trường THCS&THPT Tả Sìn Thàng luôn chú trọng tới giáo dục phẩm chất, nhân cách cho học sinh qua những bài học và hoạt động thực tiễn.
(Ảnh: Sản phẩm tái chế của các em học sinh lớp 9A1)
Giáo dục địa phương là môn học trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 gồm những vấn đề cơ bản, mang tính thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp của địa phương nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, có trách nhiệm với cộng đồng, biết trân trọng và phát huy văn hóa truyền thống quê hương và vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn ở tỉnh Điện Biên.


(Ảnh: Sản phẩm tái chế của các em học sinh lớp 9A1)
Với chủ đề tái chế những vật liệu phế thải để bảo vệ môi trường, môn Giáo dục địa phương lớp 9. Các thầy cô đã cho các em học sinh được trải nhiệm thực tế việc phân loại rác thải và vật liệu phế thải như vỏ lon, vỏ chai nhựa, túi nilon… thực hành tái chế, biến những vật liệu bỏ đi thành những sản phẩm đồ chơi, đồ trang trí, đồ dùng học tập…
Qua bài học trên, đã giúp các em có thêm những kiến thức cũng như nâng cao ý thức về việc bảo vệ môi trường và tăng cường khả năng tư duy, sự sáng tạo của bản thân các em.