THAM LUẬN NÂNG CAO KẾT QUẢ THI THPT QUỐC GIA MÔN TOÁN NĂM 2016

THAM LUẬN NÂNG CAO KẾT QUẢ THI THPT QUỐC GIA MÔN TOÁN NĂM 2016 Tránh điểm liệt và nâng cao chất lượng thi THPT Quốc gia môn Toán
THAM LUẬN NÂNG CAO KẾT QUẢ THI THPT QUỐC GIA MÔN TOÁN NĂM 2016
Tránh điểm liệt và nâng cao chất lượng thi THPT Quốc gia môn Toán
 
I. Nhìn nhận về thực trạng
Việc nâng cao kết quả kì thi THPT quốc gia 2016 là một vấn đề cấp thiết của toàn ngành. Đặc biệt là chất lượng của môn thi Toán có ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ của kì thi. Theo thống kê của Phòng Giáo dục tr ung học Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên thì trong kì thi tốt nghiệp 2015 thì có hơn 400 thí sinh trượt vì liệt môn Toán và có hơn 500 thí sinh của Điện Biên đã phải nhờ sự giúp đỡ của hội đồng chấm thi mới có thể đậu tốt nghiệp nhờ thoát khỏi điểm liệt, trong đó đa số là điểm của môn Toán. Và trường THCS-THPT Tả Sìn Thàng có 3 học sinh trượt tốt nghiệp vì điểm liệt môn Toán và có tới gần 10 Học sinh được điểm 1,25 và 1,5 (điểm nâng). Và trong kì thi học kì I của nhà trường vừa qua được tiến hành bằng đề thi của trường thì nhưng đã có tới 42,7% học sinh khối 12 có điểm thi từ 3 điểm trở xuống (nếu chấm thật sự chặt những học sinh đạt điểm 3 chỉ đạt tối đa 2,5 trở xuống) , và có 93,3% học sinh có điểm thi dưới 5, chỉ có 6,7% học sinh có điểm thi trên 5 điểm. Một điều đáng nói là trong đề thi học kì I có bài khảo sát và vẽ đồ thi hàm số đã chiếm 2 điểm (bài tránh điểm liệt trong đề thi tốt nghiệp (1 điểm) của học sinh yếu kém). Và qua chấm bài nhận thấy nhiều học sinh không làm được bài khảo sát hoặc sai xót ở nhiều bước.  Điều đó chứng tỏ một điều là nếu không có sự chuẩn bị kĩ lưỡng thì việc học sinh trường ta bị điểm liệt môn Toán trong kì thi sắp tới sẽ chiếm tỉ lệ rất cao.
II. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân mà tất cả chúng ta đều đã biết
- Đối tượng học sinh có lực học yếu kém, kiến thức nền tảng gần như không có, bên cạnh đó khả năng tư duy toán học rất hạn chế. Bên cạnh đó nếu giáo viên dạy ở trường một vài năm có thể dễ dàng nhận thấy trí nhớ học sinh ở đây rất kém (giải thích).
- Giáo viên còn hạn chế về kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp (giáo viên có kinh nghiệm nhất cũng mới ôn thi TN năm thứ 4)
Nhưng ở đây tôi xin nhấn mạnh 3 nguyên nhân mà nhiều người ít chú ý hơn nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ tốt nghiệp không chỉ đối với môn Toán:
- Đề thi để xét tốt nghiệp là đề thi tương tự như đề thi đại học, đối với đề thi Toán ngoài câu khảo sát và vẽ đồ thị hàm số thì hầu hết các câu đều khá khó khăn đối với học sinh trường THCS-THPT Tả Sìn Thàng. Trong đó bài khảo sát hàm số là bài được cho là dễ kiếm điểm nhất, theo nhiều người đánh giá là dễ nhưng thực chất bài khảo sát đối với học sinh không hề dễ dàng, để làm được phải trải qua rất nhiều bước và sử dung rất nhiều kiến thức khác nhau (tìm TXD, tính đạo hàm (lớp 11), xét dấu (lớp 10), giới hạn (lớp 11), bảng biến thiên, đồ thị hàm số ) . Chính vì vậy việc đánh giá không đúng đề thi và đánh giá không đúng đối tượng học sinh thì việc không dành kết quả tốt là điều dễ hiểu.
- Qua giáo viên giảng dạy phản ánh và thực tế thì có thể cảm nhận được hầu hết học sinh 12 năm nay dường như không có chút động lực học tập nào. Các em dường như không có chút lo lắng cho việc học tập, thi cử của mình. Nếu trong thời gian này các em không chú tâm vào chuyện học và ôn thi thì rất khố đạt được kết quả như mong muốn, đặc biệt là môn Toán được cho là môn khó với các em.
III. Giải pháp
Theo kinh nghiệm của bản thân và qua sự tiếp thu kinh nghiệm của các trường thông qua hội nghị nâng cao chất lượng tốt nghiệp do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Tôi xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần cải thiện tỉ lệ tốt nghiệp nói chung và môn Toán nói riêng như sau:
1. Tiến hành đánh giá và phân loại đối tượng học sinh (thông qua giáo viên giảng dạy, không thông qua điểm tổng kết)
2. Lựa chọn kiến thức và xây dựng phân phối chương trình phù hợp với đa số đối tượng học sinh (hoặc có thể xây dựng chương trình ôn thi và lượng kiến thức phù hợp với từng loại đối tượng sau khi đã tiến hành phân loại), việc lựa chọn kiến thức và xây dựng chương trình được sự thống nhất của cả nhóm ôn thi, giảng dạy.
3. Quá trình ôn thi tốt nghiệp cần chia thành các giai đoạn khác nhau (2 giai đoạn) kết thúc mỗi giai đoạn tổ chức thi kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức của học sinh để có hướng điều chỉnh cho giai đoạn tiếp theo. Tốt nhất là sau mỗi chủ đề tổ chức kiểm tra để đánh giá sự năm bắt của học sinh trong mỗi chủ đề đó và kết thúc giai đoạn (hoặc sau 3 chủ đề) tổ chức thi để đánh giá học sinh vừa để học sinh làm quen với áp lực thi.
4. Trong quá trình giảng dạy có sự chuyển giao nhiệm vụ cho từng đối tượng học sinh, tùy vào năng lực của học sinh để có sự chuyển giao nhiệm vụ khác nhau. Sau mỗi phần giảng dạy giáo viên phải có hệ thống bài tập giao về nhà cụ thể cho từng đối tượng học sinh và tiến hành kiểm tra việc hoàn thành bài tập của học sinh vào buổi dạy tiếp theo.
5. Đọc và tiến hành làm đề thi minh họa để có thể định hướng cách dạy của giáo viên và học sinh một cách rõ ràng.
6. Giáo viên ôn thi dành thời gian chữa bài, hướng dẫn học sinh ngoài giờ học. Giáo viên khuyến khích học sinh gặp thầy cô trao đổi về các vướng mắc gặp phải trong quá trình học và làm bài tập. (giáo viên ôn thi có thể dành 2,3 buổi tối định hướng, hướng dẫn học sinh làm bài tập giao về nhà)
7. Cụ thể hơn đối với môn Toán:
- Chú trọng bài khảo sát hàm số (Mặc dù ở trong các thời điểm không tiến hành ôn thi phần này xong trong phần chuyển giao nhiệm vụ vẫn có bài tập phần này). Lưu ý đặc biệt học sinh cách tính đạo hàm (vì chỉ cần tính đạo hàm sai học sinh sẽ mất điểm toàn bài), cách tính giới hạn của hàm số . Nếu với đối tượng học sinh quá yếu có thể chia bài thành các phần khác nhau để dạy (nhược điểm: mất nhiều thời gian).
- Dạy kĩ phần số phức, đây là phần dễ kiếm điểm. (Chú ý giải pt bậc nhất với hệ số phức (thường liên quan đến phép chia số phức), pt bậc hai với hệ số thực)
- Lưu ý cho học sinh cách sử dụng máy tính cầm tay để giải phương trình, tính tích phân (cần hướng dẫn cụ thể học sinh cách viết qui trình bấm phím, chỉ rõ loại máy sử dụng), vì đa số bài toán tích phân trong đề thi đều có thể giải được bằng máy cầm tay và sau khi hướng dẫn học sinh đều có thể giải được.
- Hướng dẫn học sinh cách đặt điều kiện các phương trình, vẽ hình (có thể học sinh không giải được pt, không giải được bài toán về không gian nhưng đặt điều kiện đúng, vẽ đúng hình vẫn được điểm góp phần tránh điểm liệt).
8. Đối với đối tượng học sinh tránh điểm liệt còn lưu ý thêm một điểm:
- Không nên quá căng thẳng với học sinh trong quá trình ôn thi
- Lựa chọn lượng kiến thức vừa đủ để các em tránh điểm liệt ( khảo sát hàm số, số phức, cách tìm điều kiện pt, vẽ hình, một số bài đơn giản về hình tọa độ, tích phân (giải bằng máy tính)), nhưng bắt buộc phải dạy kĩ để học sinh không thể sai xót trong quá trình làm bài.
- Chú trọng các em sự dụng máy tính cấm tay giải bài toán tích phân
IV. Kiến nghị đối với nhà trường
1. Lập kế hoạch thi khảo sát chất lượng theo từng giai đoạn ôn thi (giữa giai đoạn, cuối giai đoạn)
2. Yêu cầu giáo viên ôn thi thường xuyên trực tiếp báo cáo tình hình ôn tập của học sinh.
3. Trực tiếp gặp gỡ định hướng học sinh (cho học sinh thấy được tầm quan trọng của kì thi; phân tích cho học sinh thấy được kết quả thi của học sinh như thế nào nếu duy trì cách học, ôn thi như hiện tại)
4. Yêu cầu các môn ngoài cơ bản, hoặc các môn học sinh không chọn thi, dạy một cách đơn giản và không yêu cầu nhiều, hay tạo áp lực cho học sinh. Tiến hành thi, kiểm tra có hiệu quả để điểm tổng kết đảm bảo khi học sinh tránh điểm liệt thi thì khả năng đậu tốt nghiệp cao.
5. Tạo không gian tâm lí thoái mái để học sinh ôn thi (tổ chức học sinh giao lưu thể thao vào buổi chiều, chiếu phim vào tối thứ 7).
6. Tăng thời lượng học buổi tối đối với học sinh 12 ở nội trú (11h mới nghỉ), nếu không có việc cần thiết không cho học sinh về nhà vào các buổi tối trong tuần.
7. Nhà trường yêu cầu từng học sinh căn cứ vào lực học của mình để đăng kí dự kiến điểm thi tốt nghiệp (kể cả thi ở từng giai đoạn) của từng môn. Với đăng kí dự kiến học sinh sẽ tự lập kế hoạch ôn tập cụ thể phân phối thời gian ôn tập hợp lý cho từng môn (nhà trường căn cứ vào kế hoạch mà các em lập có thể xây dựng kế hoạch giúp đỡ các em học thêm ở nhà).
8. Thi đua: Nhà trường có thể đề ra thêm hình thức thi đua giữa các môn để tạo động lực cho giáo viên giảng dạy bộ môn Toán (không thể so sánh điểm với các môn khác): Sẽ khen thưởng đối với môn học có sự đột phá hay tiến bộ hơn so nhất so với kì thi trước. 
Trên đây là bản tham luận của nhóm Toán, rất mong được sự đóng góp của các đồng chí để bản tham luận hoàn thiện hơn. Trân trọng các đồng chí lắng nghe cảm ơn.
Chúc các đồng chí sức khỏe, có kì thi TN THPT quốc gia thành công. Trân trọng cảm ơn.
 

Tác giả bài viết: Trần Đình Văn

Nguồn tin: Trường THCS-THPT Tả Sìn Thàng

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết web

 

 

 

Văn bản mới

Quyết định số 473/QĐ-TST

Quyết định công khai tài chính Quý 3 năm 2023

Lượt xem:369 | lượt tải:96

QĐ 320/QĐ-TST ngày 03/7/2023

Quyết định công khai ngân sách quý 2/2023

Lượt xem:380 | lượt tải:82

Quyết định số 150/QĐ-TST

Báo cáo công khai quý 1- 2023

Lượt xem:341 | lượt tải:148

92

Kế hoạch truyền thông Tả Sìn Thàng năm 2023

Lượt xem:763 | lượt tải:140
Tìm kiếm tài liệu

Thông tin thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm34
  • Hôm nay3,396
  • Tháng hiện tại63,184
  • Tổng lượt truy cập2,819,724
TRƯỜNG THCS VÀ THPT TẢ SÌN THÀNG
Địa chỉ: xã Tả Sìn Thàng, huyện Tủa chùa, tỉnh Điện Biên
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Huy Hoàng - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường

Email: thcsvathpttasinthang@gmail.com
Điện thoại liên hệ: 02153508663 - 02156518518
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây