Tham luận về giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ Văn

“Tham luận về giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ Văn” CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS-THPT TẢ SÌN THÀNG
“Tham luận về giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ Văn”
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS-THPT TẢ SÌN THÀNG
I/ THỰC TRẠNG
Trong nhiều năm qua, từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới nội dung kiểm tra đánh giá theo hướng mở, đưa các vấn đề cuộc sống, sự kiện lịch sử, xã hội vào đề thi thì kết quả của học sinh chúng ta đã không còn như trước. Kết quả thi THPT môn Ngữ văn năm học 2014-2015 thấp, điểm bình quân môn văn của trường đạt 4,39 điểm. Và như vậy mục tiêu lấy các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Văn, Sử, Địa làm cứu cánh cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn trong kỳ thi THPT là chưa đạt được.
Học sinh 100% là con em dân tộc thiểu số với khả năng ngôn ngữ tiếng Việt từ nghe, nói, đọc, viết, đến hiểu vốn từ tiếng việt còn thiếu, yếu.
Thống kê chất lượng môn ngữ văn HKI năm học 2015-2016
Lớp Điểm TBM Ngữ văn HKI (15-16) Ghi chú
< 3,5 3,5 - 5,0 5,1 - 6,4 6,5 -7,9 > 8,0
12A1 0 4 14 9 0  
12A2 3 11 9 7 0  
12A3 0 2 19 9 0  
Tổng số 3 17 42 25 0  
Tổng số 87  
% 23% 48% 30%  
Kết quả thống kê trên cho ta thấy tình trạng học sinh đáng lo ngại, hơn các năm trước rất nhiều nếu ta không có cách thức biện pháp cụ thể, tỉ lệ trượt năm nay sẽ không còn vài học sinh như năm ngoái nữa. Số học sinh ở trong tình trạng phải quan tâm đặc biệt là: 20-25 HS chiếm: khoảng 25-30%.
II. NGUYÊN NHÂN
Từ thực tế khảo sát công tác dạy, học, ôn thi tốt nghiệp THPT, tôi xin đưa ra một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Nguyên nhân thứ nhất: giáo viên ngữ văn có kiến thức cơ bản về môn học còn rất hạn chế. những giáo viên lâu năm, có kinh nghiệm thì lại chuyển công tác, hoặc do cách thức sắp xếp phân công giáo viên dạy các khối lớp của Ban chuyên môn còn chưa khoa học và còn nhiều hạn chế khi chưa bồi dưỡng, nâng cao, hướng dẫn được giáo viên cốt cán môn văn, dẫn đến năm học 2015-2016 này giáo viên chính thức giảng dạy khối 12 không có 1 đồng chí giáo viên lâu năm có kinh nghiệm nào, gây khó khăn không nhỏ trong việc dạy và học, cũng như truyền thụ kiến thức tới học sinh và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và ôn thi.
- Nguyên nhân thứ 2: Đề thi THPT môn Ngữ văn có 03 phần: Phần 1 là phần đọc hiểu, phần 2 là phần nghị luận xã hội và phần 3 là phần nghị luận văn học.
Cấu trúc đề rất rõ ràng song trong thực tế lại gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể:
1. Phần đọc hiểu:
Phần này gồm 8 câu hỏi đọc hiểu văn bản thông tin và văn bản nghệ thuật.
Đây là phần được coi là dễ trong đề thi nhưng thực chất lại là phần rất khó bởi hai nguyên nhân:
-      Năng lực của người dạy:
giáo viên đều học theo chương trình cũ, chủ yếu là nhồi nhét kiến thức, học theo mẫu có sẵn, năng lực môn học, năng lực bao quát chương trình giáo dục phổ thông, năng lực đánh giá các vấn đề xã hội, năng lực giải thích các khái niệm, các thuật ngữ văn học, thuật ngữ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội rất hạn chế …
Giáo viên lại chưa thực sự làm chủ các yêu cầu về nội dung và hình thức của đề mà chỉ dừng lại ở sự mô phỏng trên phương diện hình thức.
- Năng lực của người học
Học sinh là học sinh dân tộc thiểu số, việc sử dụng ngôn ngữ rất hạn chế, dẫn đến khó khăn trong đọc hiểu văn bản.
2.   Phần Nghị luận xã hội
Phần này yêu cầu thí sinh bàn bạc, nêu ý kiến của mình về một tư tưởng, đạo lí, một vấn đề chính trị- xã hội hoặc một hiện tượng đời sống. Trong chương trình Ngữ văn THPT, các em được học ba dạng bài nghị luận xã hội: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
Đây là phần thi cũng được cho là dễ bởi không cần học cũng có thể làm được ít nhiều song thực tế lại không như vậy. Học sinh chúng ta làm phần này rất kém. Nguyên nhân:
-      Năng lực của người dạy
giáo viên là những người ít quan tâm, nhận xét, đánh giá các vấn đề xã hội. Cộng thêm, ngày ngày tiếp xúc với học trò, với tư duy trẻ nhỏ nên các vấn đề xã hội được đặt ra trong các bài dạy, các đề thi, các bài kiểm tra được các thầy cô giáo giải quyết một cách rất đơn giản, thiếu thực tế, thiếu thuyết phục, thiếu tính định hướng cho người học.
- Năng lực của người học
học sinh vùng đặc biệt khó khăn, ít có điều kiện đọc sách báo, xem tivi, ít tiếp cận thông tin và va chạm xã hội nên thiếu hiểu biết về các vấn đề xã hội là chuyện tất yếu.
3.   Phần nghị luận văn học
Câu hỏi nghị luận văn học rất đa dạng về nội dung và cách hỏi. Đề văn có thể yêu cầu các em phân tích, cảm nhận về một tác phẩm văn học hoặc một đoạn trích; phân tích vấn đề nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm; bình luận về một ý kiến bàn về văn học hoặc so sánh văn học…
Đây là phần quen thuộc, ít có sự thay đổi, tuy nhiên kết quả làm bài thi phần này cũng chưa cao, nguyên nhân:
-      Năng lực của người dạy
Môn ngữ văn là một môn học khó; giáo viên ngữ văn không làm cho học sinh thấy được cái hay, đẹp của môn học, không khơi dậy được cảm xúc cho học sinh trong giờ học.
Vài năm trở lại đây, đề thi thường đòi hỏi tính sáng tạo hoặc ra dưới dạng so sánh văn học. Với dạng đề này, người dạy phải nắm vững kiến thức lý luận văn học, khi dạy các tác phẩm cụ thể phải bám vào đặc trưng thể loại của tác phẩm, đồng thời phải làm chủ kiến thức môn học từ lớp 6 đến lớp 12. Giáo viên trường ta có lợi thế là được dạy khối THCS nhưng thực sự kiến thức không sâu, hiểu biết còn hời hợt và chủ yếu là chỉ biết cái da lông bên ngoài mà chưa hiểu cái bản chất thực sự của vấn đề.
- Năng lực của người học
Học sinh không muốn hoặc không thích học văn, vì cho rằng khó học…. Học sinh thờ ơ với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Số phận nhân vật, tiếng nói tâm tình của tác giả ít gây được sự đồng cảm với học sinh.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như định hướng xã hội, định hướng nghề nghiệp, chất lượng dạy học cấp dưới… nhưng tôi xin phép không bàn ở đây.
Nguyên nhân thứ 3: Trường ta chưa phân loại đối tượng học sinh nên trong giờ học khó cho giáo viên truyên thụ kiến thức cho HS. Các em khá giỏi – các em trung bình, các em yếu kém. mỗi học sinh với lực học khác nhau như thế thì khả năng tiếp thu bài học, khả năng tự học và khả năng ý thức học sẽ khác nhau rất nhiều.
Nguyên nhân thứ 4: Học sinh chưa ý thức được việc học, ý nghĩa việc học, hệ quả của chương trình giáo dục phổ cập và căn bệnh thành tích….
 III/ GIẢI PHÁP
1. Nhà trường:
- Chia lớp lại theo đối tượng hs hay khối thi của hs … (trường ta có làm nhưng lại làm chậm, trễ hơn các trường khác. Có trường làm từ đầu năm học đã có phân loại học sinh sẽ tiện cho gv chủ nhiệm, gv dạy và hs). Thực tế cho thấy nếu chia lớp những năm trước đã làm – kết quả học sinh lớp yếu bỏ học nhiều, chất lượng dạy và học của lớp đó cũng không nâng lên, nếu không có HS khá trong lớp đó học sinh thiếu tính phấn đấu theo. Giải pháp này sẽ phù hợp hơn nếu bước sang chỉ còn ôn thi TN. Đây là cách thức trường ta vẫn làm trong mấy năm nay, nhưng hiện tại tôi thấy không phù hợp, với đề thi cũ thì làm thế được, nhưng giờ kiểu đề thì mới đòi hỏi năng lực hiểu bài của học sinh là chủ yếu chứ không phải cần cù, chăm chỉ học thuộc mà thành công nữa. Nếu không tách lớp chính khóa được thì buổi chiều phải tách. Vì ôn TN như hiện tại chúng ta sẽ mất 3-4 tháng ôn hiệu quả rất ít. GV ra bài tập hay ôn kiến thức, nếu ôn lại nhiều cho hs yếu thì hs khá không thích học, chán, cũng bỏ học, nếu ra bài tập thì đa phần học sinh yếu mất ½ tiết học mới được 50%,  nhưng 1 lớp lại có 25 học sinh, 1/3 học sinh khá, quá khó để GV ra bài tập và hướng dẫn.
-Tổ chức ôn thi tốt nghiệp và đại học song song. Vì thi TN cách thức kiếm điểm và cách dạy nó khác thi đại học. Vd thi TN kiến thức cần ít, kĩ năng cần chủ yếu. Nhưng Thi ĐH lại cần cả 2. Tránh tình trạng không hiệu quả như các năm trước, cho Gv tự ôn, tự chuẩn bị nội dung, nhà trường chỉ quản lí về cơ sở vật chất, việc thu học phí học và đăng kí học, nội dung chương trình là do GV và HS tự thỏa thuận.
- Có kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra, khoán chất lượng và thi đua khách quan và theo đối tượng. (cái này khó và luôn bị xem nhẹ nên tâm huyết của các GV ôn được đánh giá không chính xác). Việc đánh giá xếp loại GV sau khi có kết quả thi còn hời hợt, chưa công bằng, cách tính phần trăm theo lớp không phản ánh được hết tâm huyết của GV. Ví dụ GV lớp khá thì  tỉ lệ cao hơn GV lớp TB- yếu là tất nhiên, nếu thi đua, đánh giá như vậy thì GV được dạy lớp Khá mãi mãi được khen thưởng, còn GV lớp yếu mãi mãi xếp sau. Theo ý kiến cá nhân tôi nghĩ xét thi đua theo từng lớp. các GV dạy của lớp A1 sẽ thi đua chọn ra 2 Gv có kết quả cao nhất, A2 cũng thế và A3 cũng vậy. như thế  là gần tới công bằng trong đánh giá.
- Buổi tối, sáng.. trình chiếu hoặc chiếu riêng cho hs khối 12 xem thời sự (bắt buộc).
- Giảm tải về yêu cầu học ở các môn không thi.
* Bên cạnh đó với cương vị GV môn văn tôi xin đưa ra vài ý kiến về chiến lược dạy và học bộ môn văn với đặc điểm ở trường ta hiện tại và tương lai như sau:
- Cần tạo nguồn GV cốt cán môn văn.
- Cần tạo điều kiện cho GV nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng các đợt tập huấn, giao lưu riêng cho các bộ môn: Văn – Toán - Tiếng anh với các trường vùng ngoài.
- Cần nắm bắt trước tình hình giáo dục đổi mới, cần đi trước, dẫn trước ở việc áp dụng phương pháp giáo dục mới, thử nghiệm ….. theo ý tôi từ năm sau nên có lớp thực nghiệm dạy chương trình và phương pháp mới bắt đầu từ khối 6 và 10 năm học sau.
- Cần thêm nhiều cuộc thi liên quan đến ngôn ngữ, văn học … cho HS, chứ không phải cứ thi thể thao hay văn nghệ như trước. cuộc thi nên định kì 1 tháng 1 cuộc thi nhỏ, 1 năm 1 cuộc thi lớn …. Ví dụ: rung chuông vàng, đường lên đỉnh Olympia,  đuổi hình bắt chữ …. để giúp các em tăng thêm vốn từ, vốn hiểu biết ….
- Nên phân công giảng dạy cho GV dạy các lớp hợp lý hơn. Phân công GV nên dạy theo lớp từ khối 10 cho đến  tốt nghiệp. Dạy lâu mới hiểu đối tượng mà hiểu thì sẽ có cách thức hợp lý hơn. Hiện tại 1 kì đổi 2-3 GV, rồi 1 khóa học có tới 3 GV  dạy, mỗi GV dạy 1 năm, phương pháp GV này chưa hết hiệu quả, GV khác lại áp dụng phương pháp khác, cuối cùng vẫn là GV và HS thiệt thòi còn Ban giám hiệu thì than phiền chất lượng ….
- Việc đọc sách tại thư viện theo hình thức bắt buộc cần tiếp tục duy trì. Nên có kế hoạch đọc sách cụ thể. GV bộ môn nên giao nhiệm vụ đọc sách gì cho HS và yêu cầu bài thu hoạch hàng tuần, hàng tháng. Vì thế cần xin thêm hoặc tự mua thêm số lượng sách văn học nhiều hơn: từ điển tiếng việt, truyện ngắn hiện đại gần đây…, hạn chế mua sách tham khảo.
- Cần cho GV tin có bài dạy ngoại khóa cho HS cách thức khai thác Internet hiệu quả, chứ không phải cách tìm nhạc, phim, chơi game. Mà cách đọc những bài báo, trang báo, phần báo, diễn đàn liên quan đến việc học. Kênh tin tức điện tử của nhà trường cần lớn mạnh hơn nữa, kết hợp kênh Facebook để giao lưu, hướng dẫn học tập HS ….
2. Giáo viên:
- Thay đổi tư duy dạy học kiểu mới, dạy cho Hs năng lực và kĩ năng, chứ không phải dạy học sinh cảm thụ văn chương sáo rỗng. HS viết hay mà không hiểu, nói hay mà không sâu sắc.
- Nâng cao kiến thức chuyên môn: kĩ năng đọc hiểu bằng việc tự học, tự bồi dưỡng nên> xem lại kiến thức khi dạy hs cấp 2.
- Có phương pháp phù hợp đối tượng: chia làm 3 đối tượng: khá – TB - Yếu, kém => dạy và yêu cầu, ra bài tập … cho phù hợp. K tạo áp lực cho hs yếu khiến các em càng chán học hơn.
- Thường xuyên có bài tập kiểm tra lại phần đọc hiểu. VD trong 2 tiết ôn TN thì dành 15-30p làm bài kiểm tra thử (dùng máy chiếu, chiếu câu hỏi, mẫu thi thử, phiếu học tập).
- Tự tạo ngân hàng câu hỏi hoặc xin để ra câu hỏi nhiều loại, phong phú và chất lượng cho hs tập làm quen cách làm bởi làm nhiều mới nhớ lâu => tạo thành kĩ năng, kĩ xảo.
- Nên dạy các thủ thuật làm nhanh hay làm gần đúng với các hs yếu, trung bình.
- Có bài tập về nhà hàng tuần về việc phân tích các vấn đề thời sự trong tuần, tháng…. (nghị luận XH)
- Mượn một số bộ từ điển Tiếng Việt cho giáo viên và học sinh sử dụng để nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ (thư viện có từ điển tiếng việt).
- Nâng cao kiến thức phần lý luận văn học. Đây là kiến thức quan trọng làm dạng đề NL văn học dạng so sánh (dạng chủ yếu của câu 4 điểm).
- Chuẩn bị các kiểu viết bài theo công thức, in sẵn và photo cho hs yếu kém, trung bình để các em học thuộc và dạy các em cách lắp ghép để lấy điểm tối đa có thể. Thường xuyên kiểm tra lại những hs này.
* Với hs khá:
-         Nâng cao khả năng cảm nhận, yêu thích môn văn cho học sinh. Vì thích thì mới chú tâm học không cần gượng ép, mới đạt hiệu quả nhất.
-         Có bài tập, chữa bài, hướng dẫn học nâng cao phù hợp cho từng học sinh.
-         Tăng cường dạy học lý luận văn học và cách hoàn thiện các phần từ đọc hiểu -> làm văn …
-         Hướng dẫn hs cách học hiểu chứ không phải học biết. Học cần sáng tạo và tư duy khách quan, chứ không chủ quan, gượng gạo ép học thuộc. Vì đề mới nên không còn kiểu học thuộc là thi qua nữa.
* với HS yếu:
Đây là đối tượng cần chú ý và có cách thức dạy học phù hợp:
-         Các em cực kì yếu khả năng nghe, nói, đọc, viết nên cần bồi dưỡng khả năng này bằng các bài tập riêng biệt về chính tả, đọc, hiểu từ.
-         Các em không có kiến thức, tôi không nói là thiếu hay hổng kiến thức mà là không có. Vì không có nên ta phải có cách thức riêng biệt vì thời gian không có để ta trao các em kiến thức được nữa. Tôi gọi phương pháp dành cho các em sau đây là mẹo thi. Giống với bộ  môn tiếng Anh có mẹo làm bài, môn văn cũng có. Vì cách thức ra đề và cách chấm ta có thể rút ra được các cách hướng dẫn học sinh học theo và làm để đạt những điểm tối thiếu và dễ nhất. chắc chắn 1 điều với HS yếu trường ta không thể cho các em đạt trên 4 điểm được. Tôi hướng tới Điểm 3-4. với bài văn nghị luận ở các câu 3 và 4 điểm. cho các em học thuộc các mở bài, kết bài khuôn mẫu, lắp ráp và cách sử dụng nó nhanh nhất. điều này không quá khó. Làm tốt các em sẽ có 1 điểm cho phần văn nghị luận. ở phần thân bài: cũng với cách tương tự GV cần dạy cho HS nhưng mẹo làm từng loại đề NL xã hội hay NL văn học để có thể có 1-1,5 điểm.
-         Với kiểu bài đọc hiểu, tính ra nội dung kiến thức không nhiều. ép các em làm bài tập dạng đọc hiểu thật nhiều. phương châm của tôi là làm nhiều thành quen và không cần hiểu, cứ đọc câu hỏi dạng như thế nào là HS sẽ biết cách cho ra đáp án tương ứng. Cái này là ta đang trị phần ngọn, nhưng thời gian không cho phép ta làm từ đầu nữa. thời kì đặc biệt ta phải dùng biện pháp đặc biệt. Lưu ý cách này chi áp dụng cho HS ôn thi TN. Nếu làm tốt các em sẽ có 1-1,5 điểm.
3. Học sinh:
- Hs cần xác định tư tưởng học tập: thi TN chẳng hạn thì cần học những gì, nghe giáo viên hướng dẫn ra sao bởi thời gian không còn daì. Các e vẫn còn tư tưởng ỷ lại do quá trình giáo dục cũ tồn tại bao năm qua. Các em vẫn còn mong cờ Gv làm cho, cố gắng vừa phải vẫn lên lớp …. Thời gian còn vài tháng chưa vội …. (công việc này ngoài Hs tự ý thức thì cần GVCN + GVBM, đoàn TN cùng tham gia giáo dục tuyên truyền).
- Học gấp 2,3 lần với hs thi đại học về thời gian và cường độ học. Học khoa học. Cách học … gv cần hướng dẫn cụ thể cho từng môn.
- Xem tivi, thời sự, sách báo điện tử.
- Hoàn thành tất cả các yêu cầu của gv.
- H/ọc theo nhóm môn, nhóm khối. Mỗi nhóm 3-5 thành viên.
- Hạn chế đi chơi, sử dụng điện thoại trong giờ tự học.
- Học ngôn ngữ, ngữ nghĩa của từ bằng cách tự học, đọc từ điển, hỏi thầy cô ….
IV/ KIẾN NGHỊ
Để giáo viên Ngữ Văn có thể làm tốt hơn vai trò, nhiệm vụ, tôi cũng xin có một số kiến nghị:
- Các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm nhiều hơn nữa với môn Ngữ Văn như các môn tự nhiên khác vì nó đòi hỏi sự tư duy, kỹ năng làm bài chứ không đơn thuần là thuộc bài, “vẽ hươu vẽ vượn” trong bài cũng có điểm như nhiều người đã nghĩ.
- BGH và đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức định kỳ các buổi ngoại khoá, cuộc thi về biển đảo, chiến tranh biên giới, về những vấn đề xã hội nóng bỏng hàng tháng dành cho học sinh cấp THCS, THPT.
V/ KẾT LUẬN
Trên đây là một vài suy nghĩ là một vài suy nghĩ về biện pháp cải thiện việc dạy, học văn của tôi. Dù đơn giản nhưng đôi khi chúng ta dễ bỏ qua, chỉ chú trọng đến những phương pháp lý tưởng hóa việc dạy và học mà quên mất rằng với học sinh vùng sâu, vùng xa, việc hiểu và viết được một bài văn không phải là chuyện dễ dàng.
                                     
 
 

Tác giả bài viết: Lê Bá Thanh Hải

Nguồn tin: Trường THCS-THPT Tả Sìn Thàng

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Liên kết web

 

 

 

Văn bản mới

Quyết định số 473/QĐ-TST

Quyết định công khai tài chính Quý 3 năm 2023

Lượt xem:130 | lượt tải:31

QĐ 320/QĐ-TST ngày 03/7/2023

Quyết định công khai ngân sách quý 2/2023

Lượt xem:160 | lượt tải:26

Quyết định số 150/QĐ-TST

Báo cáo công khai quý 1- 2023

Lượt xem:115 | lượt tải:43

92

Kế hoạch truyền thông Tả Sìn Thàng năm 2023

Lượt xem:445 | lượt tải:69
Tìm kiếm tài liệu

Thông tin thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay3,107
  • Tháng hiện tại43,630
  • Tổng lượt truy cập2,261,802
TRƯỜNG THCS VÀ THPT TẢ SÌN THÀNG
Địa chỉ: xã Tả Sìn Thàng, huyện Tủa chùa, tỉnh Điện Biên
Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Huy Hoàng - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường

Email: thcsvathpttasinthang@gmail.com
Điện thoại liên hệ: 02153508663 - 02156518518
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây