Bộ GD-ĐT tiếp tục ban hành Quy chế tuyển sinh sửa đổi theo đó năm 2016 sẽ tiếp tục tổ chức kì thi THPT quốc gia sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ, thời gian tổ chức thi vào ngày 1,2,3,4 tháng 7-2016.
Các quy định về môn thi, phương hướng ra đề thi về cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2015. Theo đó thí sinh sẽ thi 8 môn, gồm Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ. Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài thi mỗi môn 180 phút; các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài thi mỗi môn 90 phút; môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm, thời gian làm bài thi 90 phút.
- Thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT: Đăng ký dự thi (ĐKDT) 04 môn (gọi là 4 môn thi tối thiểu), gồm 03 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01 môn do thí sinh tự chọn trong các môn thi còn lại. Những thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được phép chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.
- Thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ: ĐKDT 04 môn tối thiểu và ĐKDT thêm các môn khác để xét tuyển sinh.
Riêng với môn Ngoại ngữ, học sinh các vùng khó khăn không đủ điều kiện học Ngoại ngữ được phép chọn một môn thi bất kì trong 8 môn thi được quy định để thay thế, không cần phải xin phép và được sở GD-ĐT chấp thuận như trước đây.
Việc công bố điểm thi năm nay sẽ do các trường ĐH và các sở GD-ĐT chủ trì cụm thi công bố.
Việc xét tốt nghiệp THPT sẽ vẫn căn cứ vào kết quả học tập của thí sinh năm lớp 12 và điểm thi các môn tối thiểu để xét tốt nghiệp.
2. Tất cả thí sinh sẽ thi tại tỉnh của mình.
Bộ GD-ĐT quyết định mỗi tinh, thành phố có ít nhất một cụm thi do trường ĐH chủ trì, một cụm thi do sở GD-ĐT chủ trì (Cụm thi Sở GD dành cho thí sinh không sử dụng kết quả thi chung để xét tuyển ĐH-CĐ). Một số thành phố tập trung nhiều trường ĐH như Hà Nội, TP.HCM có thể tổ chức nhiều cụm thi do trường ĐH chủ trì.
Trong trường hợp các tỉnh, thành đề xuất, có thể chỉ tổ chức cụm thi do ĐH chủ trì, phối hợp với các sở GD-ĐT dành cho các đối tượng thí sinh, bao gồm cả thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT. Bộ GD-ĐT khuyến khích nhiều tỉnh, thành chọn phương án này.
3. Thí sinh sẽ không được rút hồ sơ xét tuyển
Xét tuyển gồm xét đợt 1 và đợt bổ sung
Theo phương án đã được lãnh đạo Bộ GD-ĐT quyết định gồm đợt xét tuyển đầu tiên và đợt xét tuyển bổ sung.
+ Đợt xét tuyển đầu tiên: Bắt đầu từ ngày 1/8/2016, thời gian ĐKXT và xét tuyển là 12 ngày; mỗi thí sinh được ĐKXT vào tối đa 02 trường, mỗi trường tối đa 02 ngành đào tạo;
+ Các đợt xét tuyển kế tiếp: Thời gian ĐKXT và xét tuyển mỗi đợt là 10 ngày; mỗi thí sinh ĐKXT mỗi đợt vào tối đa 03 trường, mỗi trường tối đa 02 ngành đào tạo.Tương tự như đợt đầu, thí sinh cũng không được phép rút hồ sơ sau khi đã nộp.
Hạn cuối cùng của đợt xét tuyển cuối đến hết ngày 20/10/2016 đối với hệ ĐH và đến hết ngày 15/11 đối với hệ CĐ.
4. Chỉ được cấp 1 phiếu xác nhận kết quả thi.
Không phải nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi khi xét tuyển.
Năm 2016 học sinh sẽ chỉ được cấp 1 giấy chứng nhận kết quả thi và kèm một mã để xét tuyển. Do vậy học sinh khi xét tuyển chỉ điền mã kết quả thi mà không phải nộp bản chính như mọi năm. Khi trúng tuyển học sinh sẽ phải nộp bản chính giấy chứng nhận
Địa điểm Đăng ký dự thi (ĐKDT):
- Thí sinh đang học tại cơ sở giáo dục nào thì ĐKDT tại cơ sở giáo dục đó;
- Thí sinh tự do: ĐKDT tại địa điểm do các sở GDĐT quy định sao cho thuận
tiện nhất.
5. Đề thi thpt quốc gia 2016 về cơ bản như năm trước (đề thi được ra theo hướng đánh giá năng lực học sinh, nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12; tăng cường câu hỏi mở, câu hỏi gắn với thực tiễn và câu hỏi vận dụng, đảm bảo độ phân hóa, đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ).
6. Xét tuyển học bạ phải có điểm trung bình >=6,0
Quy chế bổ sung đối với trường sử dụng phương án xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (Xét học bạ), điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6,0 đối với hệ ĐH (theo thang điểm 10).-> Chi tiết
7. Cách tính điểm thi tốt nghiệp 2016: Tương tự như năm 2015
Thực hiện như năm 2015: kết hợp sử dụng kết quả điểm bài thi của 04 môn thi tối thiểu với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT -> Chi tiết xem tại đây
8. Điều chỉnh điểm cộng ưu tiên khu vực KV1,KV2,KV2-NT,KV3 và quy định tính điểm theo nơi học hay hộ khẩu tại đây
9. Điểm cộng ưu tiên đối tượng (dân tộc, thương binh liệt si, công an...)
-> Xem tại đây
10. Bỏ quy định đợt sau phải có điểm cao hơn đợt trước
Trong các năm trước Bộ GD luôn có quy định từ đợt xét tuyển sau (Từ nguyện vọng 2) điểm xét tuyển không thấp hơn điểm xét tuyển nguyện vọng trước. Đây điểm sẽ rộng mở cơ hội cho học sinh vào đại học cũng như các trường dễ dàng hơn trong tuyển sinh.
Xem thêm tại: http://tin.tuyensinh247.com/tuyen-sinh-2016-nhung-thong-tin-moi-nhat-tu-bo-gd-c24a25840.html#ixzz4327DV0hH
Tác giả bài viết: Trần Huy Hoàng
Nguồn tin: tin.tuyensinh247.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Quyết định công khai tài chính Quý 3 năm 2023
Lượt xem:369 | lượt tải:96Quyết định công khai ngân sách quý 2/2023
Lượt xem:380 | lượt tải:82Báo cáo công khai quý 1- 2023
Lượt xem:340 | lượt tải:148Kế hoạch truyền thông Tả Sìn Thàng năm 2023
Lượt xem:762 | lượt tải:140